Ngày đăng: 05/07/2023
Lượt xem: 651
Bệnh giang mai có nguy hiểm không? Câu trả lời là Có!
Bệnh giang mai có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm lâu dài, thậm chí có thể tử vong nếu người bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời. Cả nam và nữ đều có thể mắc phải bệnh này, nhưng trong bài viết này, chúng ra sẽ tìm hiểu về bệnh giang mai ở nam giới và xem liệu bệnh giang mai có nguy hiểm không?
Phòng khám Đa Khoa Tân Bình
Bệnh giang mai ở nam giới
Bệnh giang mai là bệnh do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến các bộ phận trong cơ thể. Các giai đoạn của bệnh giang mai gồm:
➤ Giai đoạn nguyên phát
➤ Giai đoạn thứ phát
➤ Giai đoạn tiềm ẩn
➤ Giai đoạn cuối
Ở nam giới, người có xu hướng quan hệ đồng tính có tỷ lệ mắc bệnh giang mai cao hơn gấp 2 đến 5 lần người bình thường.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai
Bệnh giang mai được gọi là “ông hoàng sao chép” khi mà các triệu chứng của nó đều gần giống như các bệnh khác. Sau khi nhiễm khuẩn, có thể mất từ 3 - 12 tuần (trung bình khoảng 21 ngày) thì các triệu chứng đầu tiên của bệnh giang mai xuất hiện. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai ở nam giới:
➤ Vết loét: người bị nhiễm bệnh thường xuất hiện một vết loét trên cơ quan sinh dục hoặc trong miệng. Vết loét thường không gây đau rát và có thể tự lành sau một thời gian ngắn.
➤ Phát ban da: phát ban không gây ngứa và xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân hoặc nổi khắp cơ thể.
➤ Các triệu chứng khác như: sốt, mệt mỏi, mất sức, đau cơ,....
Bệnh giang mai có thể xuất hiện một vài triệu chứng hoặc không xuất hiện triệu chứng nào. Do đó, nếu bạn đang nghi ngờ bản thân hoặc đối tác tình dục của mình mắc bệnh giang mai. Hãy tìm đến trung tâm cơ sở để khám và đảm bảo sức khỏe của bạn.
Cách lây nhiễm và phòng ngừa bệnh giang mai
Bệnh giang mai ở nam giới
Những cách mà bệnh giang mai có thể lây lan:
➤ Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng mà không sử dụng biện pháp bảo vệ là một trong những đường lây nhiễm chính của bệnh giang mai.
➤ Lây nhiễm từ mẹ sang con: Một người mẹ nhiễm bệnh giang mai có thể truyền vi khuẩn cho thai nhi trong tử cung hoặc trên đường sinh.
➤ Lây gián tiếp qua quần hoặc quần lót dùng chung và các vết thương hở
Để phòng ngừa bệnh giang mai, bạn cần tuân thủ những điều sau:
➤ Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục: Việc sử dụng bao cao su là một phương pháp tương đối hiệu quả để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
➤ Hạn chế số lượng bạn tình
➤ Kiểm tra y tế định kỳ (6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần): Đối với những người có nguy cơ cao (như những người có nhiều đối tác tình dục hoặc quan hệ tình dục không an toàn), kiểm tra y tế định kỳ là cần thiết để phát hiện bệnh giang mai sớm và điều trị kịp thời.
➤ Tránh chia sẻ vật dụng cá nhân: Bạn nên tránh chia sẻ vật dụng cá nhân như bộ cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc kim tiêm để tránh lây nhiễm bệnh giang mai trong trường hợp có chứa máu hoặc dịch cơ thể của người nhiễm bệnh.
Chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai
Bác sĩ tại phòng khám Đa Khoa Tân Bình
Để chẩn đoán bệnh giang mai có thể bác sĩ sẽ thực hiện một vài xét nghiệm như:
➤ Xét nghiệm máu
➤ Xét nghiệm lấy mẫu ở các vết loét trên da
➤ Xét nghiệm dịch tiết
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh giang mai, bác sĩ sẽ dựa vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiên trì theo dõi và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tránh quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị và thông báo cho bạn tình để họ được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sau khi hoàn tất quá trình điều trị. bệnh nhân cần thực hiện kiểm tra lại để đảm bảo vi khuẩn treponema pallidum không còn tồn tại trong cơ thể.
Biến chứng có thể gặp trong bệnh giang mai
Bệnh nhân mắc bệnh giang mai ở các giai đoạn cuối thường các bộ phận bên trong cơ thể đã bị hủy hoàn toàn. Ngoài ra người mắc bệnh có tỷ lệ mắc bệnh HIV cao hơn người bình thường. Cụ thể các biến chứng thường gặp của bệnh giang mai gồm:
➤ Xuất hiện những vết sưng, u trên trên da, xương,... bất ký cơ quan nào trên cơ thể.
➤ Các bệnh về thần kinh: đau đầu, đột quỵ, viêm màng não, mất thính lực, không có cảm giác đau và cảm ứng với nhiệt độ, mất khả năng quan hệ tình dục,...
➤ Sức khỏe thị giác giảm: không phản xạ với ánh sáng. cơ mắt bị tê đơ, thần kinh thị giác bị tổn thương dẫn đến mù lòa.
➤ Bệnh lý về tim: Vi khuẩn Treponema pallidum có thể tấn công hệ tuần hoàn và gây ra viêm nhiễm trong các mạch máu ở tim, dẫn đến việc hình thành các thủng lỗ trên van tim hoặc làm suy yếu cấu trúc của tim.
Bệnh giang mai có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng những biến chứng mà nó để lại không thể nào khôi phục hay chữa lành được. Vì vậy, nếu bạn đang nghi ngờ bản thân hoặc đối tác mắc bệnh giang mai. Hãy tìm ngay đến sự giúp đỡ từ các cơ sở uy tín để được khám và điều trị.
Phòng khám nam khoa Tân Bình đang là một trong những cơ sở khám và điều trị y tế uy tín hàng đầu tp. Hồ Chí Minh.
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.